SIGN IN YOUR ACCOUNT TO HAVE ACCESS TO DIFFERENT FEATURES

CREATE AN ACCOUNT FORGOT YOUR PASSWORD?

FORGOT YOUR DETAILS?

AAH, WAIT, I REMEMBER NOW!

CREATE ACCOUNT

ALREADY HAVE AN ACCOUNT?
HOTLINE: 098.988.0615
EMAIL: info@vietchild.vn
  • SIGN UP
  • LOGIN

Hệ thống trung tâm Anh ngữ trẻ em VietChild

Hệ thống trung tâm Anh ngữ trẻ em VietChild

VIETCHILD CENTER - TRUNG TÂM TIẾNG ANH TRẺ EM ĐI ĐẦU VỀ NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU HỌC TẬP

HOTLINE: 098.988.0615
Email: info@gmail.com

VIETCHILD ENGLISH CENTER
Cơ sở 1: Số 3, đường 2.2, khu đô thị Gamuda Garden, Hoàng Mai, Hà nội <br> Cơ sở 2: Số 11, LeParc, Công viên Yên Sở, Hoàng Mai, Hà nội

Open in Google Maps
  • VỀ VIETCHILD
    • Giới thiệu chung
    • Quy trình đăng ký
    • Tuyển dụng
  • VIETCHILD ONLINE
    • Free Online Cambridge YLE Tests
    • Luyện Nghe-Nói-Đọc-Viết
    • JOLLY PHONICS
  • CHƯƠNG TRÌNH HỌC
    • Jolly Phonics
    • Tiếng Anh mẫu giáo
    • Tiếng Anh thiếu nhi
    • Tiếng Anh thiếu niên
  • NGOẠI KHÓA
  • LUYỆN THI TIẾNG ANH
    • Luyện thi Cambrige Starters
    • Luyện thi Cambridge Movers
    • Luyện thi Cambridge Flyers
    • Luyện thi Toefl Primary
    • Luyện thi Toefl Junior
    • Luyện thi ViOlympic
  • GÓC TƯ VẤN
    • Tích điểm đổi quà
    • Kinh nghiệm dạy tiếng Anh
    • Bên con mỗi ngày
    • Mỗi đứa trẻ là 1 thiên tài
    • Tin tức – Sự kiện
  • LIÊN HỆ
01/02/2019 / Published in Bên con mỗi ngày, GÓC MẸ VÀ BÉ

Bí mật Do Thái: Khơi dậy tài năng ở trẻ

Nhắc đến người Do Thái hẳn ai cũng phải ngưỡng mộ trí tuệ của họ. Đây là một trong những dân tộc ưu tú nhất Thế Giới và sản sinh ra nhiều vĩ nhân như nhà bác học Albert Einstein, Nhà tâm lý học Sigmund Freud, họa sĩ Picasso, Karl Marx…  

Người Do Thái dạy con họ rằng lúc đó hãy mang theo trí tuệ vì “trí tuệ là thứ không thể đốt cháy và sẽ ở bên con mãi mãi.” Bởi thế người Do Thái không những chú trọng đến việc học hành ở nhà trường mà còn chú ý tới khả năng tư duy của trẻ em. Việc học của trẻ em Do Thái không chỉ bó buộc trong kiến thức sách vở mà chúng còn được chỉ dạy nhiều cách tiếp cận khác nhau thông qua việc tiếp xúc với những nguồn tài liệu hợp lý, giao lưu với những con người khác nhau để cùng tích lũy thêm kiến thức.
 
Các lớp học ở trường chú trọng đến việc giải quyết vấn đề, làm việc đội nhóm (vì tất cả mọi công trình nghiên cứu đều do một team (đội) làm chứ không phải là do một cá nhân). Học sinh phải xác định được vấn đề, biết đặt câu hỏi đúng, biết tự học và tự khám phá. Chính vì thế, các trường học Do Thái có những cách đào tạo học sinh rất đặc biệt:
 
‘Nghe thì quên, đọc thì nhớ, và làm thì hiểu‘
Tại một giờ học khoa học, lớp học ồn ào như cái chợ vỡ. Trong phòng, học sinh túm tụm từng nhóm, hoặc là đang thử chạy cỗ máy này, hoặc đang tháo lắp các máy khác, có nhóm còn nằm bẹp xuống đất để quan sát. Giáo viên ở đây cho rằng, một lớp học quá trật tự là một mô hình học không hiệu quả. Các mô hình học truyền thông ‘Cô giảng trò nghe – trò ghi chép’ như ở Việt Nam rất phổ biến. những lớp học đó sẽ có những học sinh rất ngoan, rất dễ thương, giơ tay phát biểu, nhưng quá trật tự, và ngại ngần. Sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với kiến thức sẽ làm tăng sự tiếp thu, sự vui khi học và giúp học sinh hiểu bài theo từng cách riêng.
 
‘Học sinh dạy cho học sinh‘
Ở giờ học này học sinh lớp lớn đóng vai giáo viên xuống dạy cho học sinh nhỏ hơn. Các giáo viên nhí dạy nhiệt tình, các em nhỏ háo hức lắng nghe, rồi làm thử, rồi chất vấn.
Giáo viên nhí đều là học sinh bình thường, chủ yếu là do xung phong, chứ không phải là chỉ chọn học sinh giỏi. Các bạn ấy cũng được thầy cô dạy nghiệp vụ cho 1 buổi từ cách quản lý lớp, tới các bước thu hút học sinh…
 
Từ bé đã được học phát minh sáng chế
Chia sẻ kiến thức, chia sẻ thông tin, chia sẻ ý tưởng là một đặc trưng văn hóa của tôn giáo Do Thái – văn hóa Jauruta. Sự đồng đội được nhấn mạnh và tập trung. Nếu có bạn không làm được, không sao, các bạn cùng lớp sẽ giúp đỡ, chạy thoải mái từ bàn này qua bàn kia. 
 
Làm thế nào? Tại sao? Cô không biết. Em thử xem
Ở Israel, giáo viên không phải là người truyền thụ kiến thức, mà giáo viên phải làm cho học sinh tò mò hơn, và tự tin đi tìm hiểu. Giáo viên chỉ hỏi: ‘Làm thế nào? Tại sao? Cô không biết. Em thử xem’.
Bộ Giáo dục Israel có có các tiêu chuẩn khung, rồi các công ty tư nhân sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa. Giáo viên sẽ tự lựa chọn sách giáo khoa, và tự quyết định sẽ dạy nó như thế nào, làm bằng mô hình gì… để đạt được mục đích mỗi học sinh là một nhà khoa học nhí.
Học sinh lớp 6 là đã phải tự tìm kiếm đề tài nghiên cứu riêng của mình, viết đề án, rồi bắt tay vào làm, thất bại thì làm lại, và rồi trình bày trước cả lớp.
Nhìn lại nền giáo dục Việt Nam mình, nơi “rừng vàng biển bạc” thì sách giáo khoa vẫn được coi là khuôn vàng thước ngọc, giáo viên vẫn có sứ mệnh thiêng liêng là truyền thụ tri thức, và học sinh thì như những cái hộp lèn chặt chữ. Nhìn đâu cũng thấy những đôi mắt cận thị, lờ đờ vì bị ép học và thiếu ngủ, thiếu lửa…
Đọc thêm: http://cafebiz.vn/thay-vi-ho-ca-lop-trat-tu-nhu-o-viet-nam-nguoi-do-thai-day-tre-em-phai-on-ao-nhu-cai-cho-vo-20161111160008422.chn 

 

 

 

 

 

Tagged under: dạy con, Do Thái, Hướng dẫn con

What you can read next

Ô chữ thú vị về chủ đề Tet holiday cho Bé Tết Nguyên Đán 2022
[VA- VTALK 02]-Halloween kỳ thú cùng Vietchild Gelexia với các siêu quậy lớp Explorer và PreDiscover
VÌ SAO HỆ THỐNG GIÁO DỤC SINGAPORE LUÔN ĐỨNG ĐẦU BẢNG XẾP HẠNG GIÁO DỤC THẾ GIỚI PISA?
  • GET SOCIAL
Hệ thống trung tâm Anh ngữ trẻ em VietChild

© All rights reserved. 2012-2017 VietChild English Center

TOP