SIGN IN YOUR ACCOUNT TO HAVE ACCESS TO DIFFERENT FEATURES

CREATE AN ACCOUNT FORGOT YOUR PASSWORD?

FORGOT YOUR DETAILS?

AAH, WAIT, I REMEMBER NOW!

CREATE ACCOUNT

ALREADY HAVE AN ACCOUNT?
HOTLINE: 098.988.0615
EMAIL: info@vietchild.vn
  • SIGN UP
  • LOGIN

Hệ thống trung tâm Anh ngữ trẻ em VietChild

Hệ thống trung tâm Anh ngữ trẻ em VietChild

VIETCHILD CENTER - TRUNG TÂM TIẾNG ANH TRẺ EM ĐI ĐẦU VỀ NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU HỌC TẬP

HOTLINE: 098.988.0615
Email: info@gmail.com

VIETCHILD ENGLISH CENTER
Cơ sở 1: Số 3, đường 2.2, khu đô thị Gamuda Garden, Hoàng Mai, Hà nội <br> Cơ sở 2: Số 11, LeParc, Công viên Yên Sở, Hoàng Mai, Hà nội

Open in Google Maps
  • VỀ VIETCHILD
    • Giới thiệu chung
    • Quy trình đăng ký
    • Tuyển dụng
  • VIETCHILD ONLINE
    • Free Online Cambridge YLE Tests
    • Luyện Nghe-Nói-Đọc-Viết
    • JOLLY PHONICS
  • CHƯƠNG TRÌNH HỌC
    • Jolly Phonics
    • Tiếng Anh mẫu giáo
    • Tiếng Anh thiếu nhi
    • Tiếng Anh thiếu niên
  • NGOẠI KHÓA
  • LUYỆN THI TIẾNG ANH
    • Luyện thi Cambrige Starters
    • Luyện thi Cambridge Movers
    • Luyện thi Cambridge Flyers
    • Luyện thi Toefl Primary
    • Luyện thi Toefl Junior
    • Luyện thi ViOlympic
  • GÓC TƯ VẤN
    • Tích điểm đổi quà
    • Kinh nghiệm dạy tiếng Anh
    • Bên con mỗi ngày
    • Mỗi đứa trẻ là 1 thiên tài
    • Tin tức – Sự kiện
  • LIÊN HỆ
01/02/2019 / Published in Bên con mỗi ngày, GÓC MẸ VÀ BÉ, Mỗi đứa trẻ là một thiên tài

Dạy con kiên cường với 9 cách của chuyên gia Motherly

Khi một dạng áp lực hình thành, với trẻ nhỏ, khó có trường hợp các bé sẽ phản ứng bình tĩnh và kiên định để vượt qua ngay. Đây, cũng là băn khoăn chung của không ít bậc làm cha mẹ – khi nhìn ngắm con mình lớn lên, hoàn thiện nhân cách mỗi ngày. chuyên gia của Motherly có những gợi ý dành riêng cho bậc làm cha mẹ khi xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ.

1. Dừng kiểm soát và bắt đầu hỗ trợ

Hỗ trợ con không có nghĩa làm mọi thứ cho con. Là bố mẹ, bạn cần hỗ trợ để trẻ có thể phát triển các kỹ năng. Tuy nhiên, làm mọi thứ cho con vì nghĩ con còn bé đồng nghĩa với việc bạn đã cướp của chúng cơ hội trở thành người có năng lực. Hãy cùng con làm mọi thứ để xây dựng sự tự tin ở trẻ

 

2. Hãy nhớ rằng sự hoàn hảo không phải là mục tiêu

Sự so sánh với người giỏi hơn không làm con bạn giỏi hơn. Đừng bắt con phải hoàn hảo mà hãy nhìn vào những điểm chưa tốt của chúng để hỗ trợ cải thiện. Việc bạn quá thúc ép con giỏi hơn sẽ làm mất đi sự tự tin và niềm vui thích của trẻ

3. Hãy lùi lại một chút và để con tự làm điều gì đó từ khi còn nhỏ

Thực tế, việc bạn quá lo lắng cho từng hành động, từng cuộc chơi của trẻ đang giới hạn chúng. Thay vào đó, hãy quan sát cách con cố gắng giữ an toàn, đứng sau và nở nụ cười tự hào. Khi chúng gặp khó khăn hãy động viên chúng bằng những lời nói như “Mẹ biết con có thể làm được”.

4. Đừng chủ động đẩy con đến gần sự thất bại

Việc ngăn cản con tham gia vào một thử thách nào đó là ngăn chúng học những bài học quan trọng. Nhưng khi trẻ nhìn thấy bố mẹ đứng bên cạnh và để chúng thất bại thì chúng có thể cảm thấy không được yêu thương. Vì vậy, nếu chắc chắn thử thách là quá sức nhiều lần so với con, hãy cân nhắc kỹ.

5. Khuyến khích và dạy trẻ tự khích lệ bản thân

Việc khuyến khích trẻ sẽ giúp chúng cảm thấy tích cực và có động lực hơn, từ đó biết tự khích lệ bản thân. Bạn cũng thể cho con một số “câu thần chú” để chúng có thể tự nhắc mình mỗi khi gặp khó khăn, như: “Thực hành giúp tiến bộ” và “Nếu không thành công, hãy thử lại”, hay “Mình nghĩ rằng mình có thể, mình có thể”.

6. Hãy mô tả và đồng cảm thay vì đánh giá chung chung

Khen nhiều sẽ khiến con tự cao và việc chỉ trích thường xuyên sẽ khiến con tự ti và trầm cảm. Bạn hãy điều chỉnh lời khen ngợi, giúp con nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện và trở nên tốt hơn, đồng thời giúp chúng có thể tự đánh giá.

7. Tập trung vào nỗ lực chứ không phải kết quả

Việc dành lời khen cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên, thay vì chăm chăm vào kết quả, hãy nhìn nhận con ở cả quá trình con cố gắng. Hãy đánh giá khách quan và nhìn con theo sự tiến bộ.

8. Đừng khiến trẻ thêm bực bội

Trẻ rất dễ nổi cáu khi không vượt qua được thử thách. Việc bạn trách con hay mặc kệ con sẽ làm con cảm thấy không có sự quan tâm từ bố mẹ. Bạn hãy làm cùng con, chỉ con cách làm và để thử thách diễn ra một cách tự nhiên.

9. Khẳng định khả năng của con

Cuối cùng, những đứa trẻ cũng sẽ lớn lên và sống cuộc sống của chúng mà không có bố mẹ ở bên. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng để rồi kiểm soát con suốt quãng thời gian chúng còn nhỏ. Ngược lại, hãy tạo điều kiện, cơ hội để con nhìn ra khả năng của mình, từ đó có thêm tự tin, sự kiên cường trong tương lai.

 

Đọc thêm: https://vnexpress.net/giao-duc/chin-dieu-phu-huynh-nen-lam-de-giup-tre-kien-cuong-3875449.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tagged under: Bên con, dạy con, Dạy con kiên cường, Làm bạn với con

What you can read next

Rèn luyện tính kiên trì cho trẻ thông qua hình ảnh chú gấu con kiên nhẫn leo lên đỉnh núi
GIÁNG SINH 2016 NÀY, NÊN CHUẨN BỊ GÌ CHO BÉ?
KHEN NGỢI TRẺ SAO CHO ĐÚNG LÀ CẢ MỘT NGHỆ THUẬT
  • GET SOCIAL
Hệ thống trung tâm Anh ngữ trẻ em VietChild

© All rights reserved. 2012-2017 VietChild English Center

TOP